23 Aug

Ở nhiều phụ nữ đang mang thai lại xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống, không chỉ gây nhiều bất tiện cho chị em mà còn gây tâm lý hoang mang không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về thoái hóa cột sống khi mang thai để chăm sóc tốt hơn cho bản thân cũng như thai nhi.

Thoái hóa cột sống khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi.

Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương cột sống gây lún xương và chèn ép vào vùng cơ, các dây thần kinh xung quanh cột sống khiến người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội, âm ỉ, kéo dài. Thoái hóa cột sống thông thường đã rất khó để chữa trị tận gốc, bởi bệnh dễ phát triển nặng hơn khi cơ thể phải làm việc nhiều, tư thế hoạt động không đúng, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai cơ thể thiếu sắt và canxi.

Thoái hóa cột sống khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ như những cơn đau ngày càng dữ dội, kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược, mất ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, sức khỏe người mẹ không tốt thì thai nhi cũng  yếu hơn. Thai nhi phát triển không đủ chất, nặng có thể gây ra dị tật do người mẹ phải uống thuốc điều trị thoái hóa cột sống.

>>>Xem thêm: thoái hóa cột sống bẩm sinh

Nguyên nhân người mẹ mắc thoái hóa cột sống khi mang thai

Ở phụ nữ mang thai đặc biệt là giai đoạn từ 5 tháng trở đi, có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp nhiều hơn, do ở giai đoạn này cơ thể người mẹ rất dễ thiếu canxi do canxi phải đi cung cấp cho bào thai và áp lực từ bào thai lên xương khớp cũng tăng lên rất nhiều. Có thể tổng hợp và quy về các nguyên nhân sau gây nên thoái hóa cột sống khi mang thai:

- Cơ thể người mẹ tăng cân nhanh: Tăng cân ở phụ nữ mang thai là một điều rất bình thường bởi khi mang thai người mẹ luôn muốn con mình phát triển toàn diện, tốt nhất nên nhu cầu dinh dưỡng luôn được quan tâm và đảm bảo đầy đủ. Khi tăng cân quá nhanh trọng lượng cả cơ thể và thai nhi đều dồn lên xương khớp, mà trong giai đoạn mang thai xương khớp rất dễ thiếu canxi nên khá yếu. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về xương khớp, điển hình là thoái hóa cột sống thắt lưng.

- Cơ thể phụ nữ có sự thay đổi hooc mon khi mang thai: Trong khi quá trình mang thai, các hoocmon trong cơ thể bị biến đổi một cách bất thường không kiểm soát, khiến cho các cơ xương khớp giãn mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân tác động gây nên thoái hóa cột sống.

- Phụ nữ mang thai khó thay đổi tư thế: Bụng lớn khó khăn trong các hoạt động, chính vì vậy các bà bầu thường khá lười vận động. Đồng thời sự cản trở của bụng dễ khiến bà bầu vận động sai tư thế. Nếu lặp đi lặp lại một tư thế lâu và việc thường xuyên ở tư thế sai gây chèn ép lên các đốt sống dễ gây ra thoái hóa cột sống.

Phát hiện thoái hóa cột sống khi mang thai cần phải làm gì?

Khi phát hiện bản thân mắc thoái hóa cột sống khi trong thời kì thai kì, bệnh nhân cần chủ động trong các biện pháp để chữa trị kịp thời, xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi, để ngăn chặn sớm nhất các tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.

-Trong chế độ ăn, người mẹ cần được bổ sung nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất. Bởi đây không chỉ là các thành phần quan trọng đóng góp vào sự hồi phục, phát triển lành mạnh của xương khớp mà còn là các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi còn đang trong bụng cũng như sau này, ngăn chặn để lại dị tật cột sống sau sinh.

- Một số mẹo dân gian có thể giúp giảm đau hiệu quả cho người mẹ mà lại hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của thai nhi, không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà các bà bầu có thể áp dụng như chườm nóng, chườm lạnh.

- Vận động đúng cách, bà bầu nên tập thể dục thường xuyên và lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ. Đây là một sự lựa đúng đắn, an toàn dành cho phụ nữ bị thoái hóa cột sống khi mang thai. Tập thể dục vừa giúp việc sinh nở dễ dàng vừa ngăn chặn nguy cơ mắc thoái hóa, lão hóa cột sống cũng như góp phần vào quá trình điều trị các cơn đau do bệnh gây nên.

- Đặc biệt quan trọng đó là thai phụ cần được đưa đến các cơ sở y khoa để tiếp nhận điều trị chuyên môn đúng đắn, kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm xương khớp,… cho bà bầu bởi nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi.

>>>> Xem thêm: kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên mang thai không?

Bệnh thoái hóa cột sống không phải là một bệnh thông thường dễ điều trị, đặc biệt sẽ khó khăn hơn đối với thoái hóa cột sống khi mang thai, phải kiêng cữ nhiều. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể người mẹ là rất nhiều như các cơn đau hành hạ, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ. Chính vì vậy, người bị thoái hóa cột sống không nên mang thai.

Bệnh thoái hóa cột sống vốn một phần bắt nguồn từ nguyên nhân xương khớp thiếu canxi, nếu lại mang thai thì cơ thể càng thiếu canxi cần thiết để nuôi dưỡng bào thai dẫn đến sự phát triển không toàn diện cho thai nhi. Đặc biệt mang thai làm tình trạng thoái hóa cột sống càng thêm nặng bởi thai nhi phát triển ngày càng lớn, cột sống đang tổn thương không có khả năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển lành lặn của trẻ, thì các chị em phụ nữ đang gặp phải tình trạng thoái hóa cột sống nên đợi sau khi chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn, có một sức khỏe tốt mới quyết định mang thai.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp các chị em mắc thoái hóa cột sống khi mang thai cũng như các chị em bị thoái hóa cột sống đang có ý định mang thai có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. 

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING