24 Aug

Thoái hoá đốt sống cổ là căn bệnh trong nhiều năm gần đây có số người mắc gia tăng một cách nhanh chóng. Nhiều người bệnh vì kiến thức hiểu biết về thoái hoá đốt sống cổ quá ít nên trong cuộc sống lao động sinh hoạt hằng ngày đã vô tình khiến cơ thể mắc phải mà không hề hay biết. Sau đây, bài viết hôm nay sẽ giải thích một số nguyên nhân tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ.

Cơ chế mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Thực tế cho thấy hiện nay cứ 10 người thì có đến khoảng 7-8 người mắc thoái hoá đốt sống cổ, không khó để có thể bắt gặp một bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ. Tuy số người mắc thoái hoá đốt sống cổ đang không ngừng gia tăng nhưng nhưng những người thực sự hiểu về căn bệnh này vẫn còn quá ít.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ


Tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ là hiện tượng cơ thể người bệnh có dấu hiệu lão hoá, dấu hiệu này không thể nhận biết bằng mắt thường mà là một chuỗi các thay đổi trong hệ thống cơ xương khớp của người bệnh. Các tế bào mô xương, sụn khớp của cơ thể bị chết dần đi nhưng lại không được thay thế bằng các tế bào mới, đồng thời việc chúng không được cơ thể đào thải ra ngoài hoặc đào thải một phần khiến các tế bào này tích tụ lại với nhau hình thành một tầng canxi bám chắc vào dây chằng dọc hai bên đốt sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh liên quan khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau. Thông thường thoái hoá đốt sống cổ xảy ra ở vị trí 7 đốt sống cổ từ c1-c7.

Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hoá đốt sống cổ

Tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ. Thường thì những người có tuổi tác sẽ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bên cạnh đó, những người làm công việc công việc văn phòng hay công nhân phải thường xuyên phải mang vác, bưng bê vật nặng trên vai trên đầu. Ngoài ra, người béo phì cũng là một đối tượng của thoái hoá đốt sống cổ. Những người từng bị chấn thương cột sống do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông trước đó cũng có khả năng mắc bệnh.

Nguyên nhân

Mọi người bị mắc thoái hoá đốt sống cổ có thể do nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân này có thể là khách quan từ bên ngoài nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan do chính người bệnh. Một số nguyên nhân gây thoái hoá đốt sống cổ có thể kể đến như:

Do tuổi tác cao: tuổi tác chính là vấn đề tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ. Bởi khi cơ thể ở giai đoạn từ 40-60 tuổi đã bước đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hoá. Các cơ quan trong cơ thể không chỉ là hệ xương khớp cũng dần kém hoạt động, không còn linh hoạt, đàn hồi như trước kia, nên rất dễ bị tổn thương dạng cột sống khi có tác động từ bên ngoài tới cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy cứng cổ, mỏi cổ, đau sau gáy mỗi khi ngủ dậy hoặc thời tiết thay đổi bất thường.

Một số công việc đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Do tính chất công việc: một công việc đòi hỏi thường xuyên phải ngồi nhiều như dân văn phòng hay tài xế, ít vận động là một nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý liên quan đến cột sống như: thoái hoá cột sống, vôi hoá đốt sống, gai cột sống. Việc có tư thế đặt tay khi làm việc quá cao sẽ khiến cho vai người bệnh thường xuyên bị mỏi, tay bị tê cứng, vùng gáy không được cử động thường xuyên. Đây cũng là nguyên nhân cho tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ.

Người bệnh thường phải lao động mệt nhọc, mang vác, bưng bê vật nặng trên lưng hay trên cổ, khiến cho vùng đốt sống cổ phải chịu một áp lực kéo dài cũng sẽ làm biến đổi cấu trúc bình thường của cổ.

>>> xem thêm: chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tỏi

Chấn thương vùng cổ: việc người bệnh đã từng bị các chấn thương vùng cổ trước đó rất dễ  ảnh hưởng đến cột sống cổ khiến người bệnh có các biểu hiện như bong gân, đau cơ, giãn dây chằng, sái cổ, vẹo cổ,... gây ra các cơn đau nhức dữ dội hoặc buốt như kim châm cho người bệnh. 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một nguyên nhân khiến cho cơ thể mắc thoái hoá đốt sống cổ. Đây là nguyên nhân cực lớn cho tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ. Hệ thống xương khớp của cơ thể luôn cần một lượng lớn các chất như canxi, magie, kali,...để tái tạo các tế bào xương khớp mới. Việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất này khiến cho hệ thống xương khớp bị thoái hoá nhanh hơn, không còn giữ được độ dẻo dai, vững chắc, dễ bị các chấn thương ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh.

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự hình thành bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tập luyện thể thao quá sức: tập luyện thể thao quá sức trong một số trường hợp cũng có thể gây ra thoái hoá đốt sống cổ. Như chúng ta đã biết, tập luyện thể thao hàng ngày rất có lợi cho sức khoẻ, nhưng việc tập luyện một cách quá sức đôi khi không đem lại kết quả là rèn luyện sức khỏe nữa mà ngược lại còn khiến cho quá trình thoái hoá đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn. Vì thế, việc có một chế độ luyện tập nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng đối với cơ thể người bệnh.  Vậy bạn đã rõ tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ chưa?

Làm thế nào để phòng tránh thoái hoá đốt sống cổ?

Thoái hoá đốt sống cổ không hề khó điều trị, tuy nhiên, việc phát hiện ra bệnh sớm trong giai đoạn đầu và tiến hành phòng tránh bệnh là điều vô cùng quan trọng. 

Người bệnh bị thoái hoá đốt sống cổ cần chú ý hạn chế các công việc ảnh hưởng đến cột sống, thường xuyên vận động đi lại sau mỗi giờ làm việc để hệ xương khớp được thư giãn. Bên cạnh đó, nên kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, không nên vận động một cách quá sức, bổ sung các loại rau củ quả, hải sản,...có chứa nhiều omega 3, kali, canxi, vitamin A, C, E, K,...các chất khoáng có lợi cho hệ xương khớp.

Tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ

Đặc biệt, khi cơ thể có những dấu hiệu đau bất thường ở vùng cổ, gáy,...thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa và có phương pháp điều trị cho phù hợp.

Hiện nay số người mắc thoái hoá đốt sống cổ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc có những kiến thức về thoái hoá đốt sống cổ là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc giải thích được tại sao lại bị thoái hoá đốt sống cổ. Chúc bạn đọc luôn luôn giữ được cho mình một sức khỏe tốt nhất!

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING